Chiêm ngưỡng những ngôi làng đẹp như tranh vẽ ở Việt Nam

Việt Nam luôn được du khách biết đến với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn bởi vẻ đẹp tự nhiên cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Trong đó không thể không kể đến những ngôi làng cổ kính, đẹp nên thơ trải dài khắp từ Bắc tới Nam. Dưới đây là ngôi làng đẹp như tranh vẽ với khung cảnh yên bình, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt mà du khách không nên bỏ lỡ.
Làng Cù Lần – Lâm Đồng
Tọa lạc dưới chân đỉnh Lang Biang, làng Cù Lần không chỉ nổi tiếng với cái tên đặc biệt của riêng mình mà còn được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp thanh bình đậm chất núi rừng Tây Nguyên. 
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 21km, làng Cù Lần nằm trên một vùng đồi rộng khoảng 30ha giữa những cánh rừng thông bạt ngàn xanh mát. Nơi đây vốn là nơi sinh sống của người dân tộc K’ho ở Tây Nguyên nên những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn của người K’ho. 
Để đến với làng Cù Lần, du khách sẽ đi qua một rừng thông xanh ngút ngàn tới một cây cầu treo bắc qua con suối nhỏ. Càng vào sâu bên trong, du khách càng cảm nhận được bức tranh thiên nhiên hài hòa mà tạo hóa ưu ái ban cho nơi đây, cả một vùng xanh mát, yên bình đầy thơ mộng.
Với những địa điểm tham quan hấp dẫn như đồi giữ lửa, những ngôi nhà gỗ hoang dã, những con đường lát đá đầy hoa, chợ Chồm Hổm, xóm K’ho… cùng rất nhiều hoạt động dã ngoại thú vị, ngôi làng đẹp như tranh vẽ giữa núi rừng Đà Lạt này vẫn luôn là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm.

Làng cổ Đường Lâm – Hà Nội
Làng cổ Đường Lâm nằm ở huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 44km. Với vẻ đẹp cố kính mang đậm nét đặc trưng của miền Bắc, nơi đây từ lâu đã được biết đến như một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.
Kiến trúc của làng cổ Đường Lâm tiêu biểu cho lối kiến trúc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ xưa kia với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu,… khiến du khách tới nơi đây mà ngỡ như đang lạc vào những câu chuyện cổ tích Việt Nam vậy. 
Bước qua cổng làng cổ kính là những con đường lát gạch đã bạc màu theo thời gian, hai bên là những bức tường đá ong vàng sậm khiến không gian nơi đây nhuốm một màu trầm lặng nhưng lại rất ấm cúng, một nét đẹp rất riêng mà không nơi đâu có được.

Dù thời gian đã làm mai một đi nhiều, nhưng cho đến nay làng cổ Đường Lâm vẫn còn tổng cộng 956 ngôi nhà cổ với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian được xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850…. Những nếp nhà cổ xưa nhuốm màu thời gian này sẽ là nơi mà mỗi người con xa xứ tìm lại những ký ức bình yên nơi làng quê của tuổi thơ, cũng là địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn hóa thân thành cô gái Việt xưa, lưu lại bộ hình tuyệt đẹp.
Bản Kin Chu Phìn – Sapa
Kin Chu Phìn là một bản nhỏ nằm ở nơi cao và xa xôi nhất của xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, giáp với biên giới Trung Quốc. Nơi đây tập trung đông đồng bào dân tộc Dao đỏ và Hà Nhì sinh sống với những căn nhà tường trình nguyên sơ đẹp tựa như rừng nấm khổng lồ xinh đẹp mọc bên sườn núi.

Mỗi sớm mai, khi những tầng sường mờ ảo trôi lãng đãng khắp thung lũng, bản Kin Chu Phìn lại thoắt ẩn thoắt hiện sau biển mây mù đầy mê hoặc. Những ngôi nhà nấm mộc mạc nằm lặng lẽ trong khói sương của vùng cao tạo nên một nét quyến rũ rất riêng cho Kin Chu Phì – mảnh đất rẻo cao Tây Bắc.
Vào những dịp đông về, nhiệt độ nơi đây hạ xuống rất thấp và thường có tuyết rơi lạnh giá. Cả bản làng như được khoác lên một lớp áo trắng tuyệt đẹp. Tuyết phủ trắng xoá từng mái nhà, tuyết tràn ngập những con đường và điểm xuyết trên những tán cây biến nơi đây thành một ngôi làng đẹp như tranh vẽ tại miền Bắc mà bất cứ ai cũng ao ước mình được đặt chân tới đây ít nhất 1 lần trong đời.
Làng chài Mũi Né – Bình Thuận
Nằm dọc trên con đường Huỳnh Thúc Kháng, một trong những cung đường lãng mạn của thành phố Phan Thiết với một bên là biển, một bên là những hàng cây dừa xanh rì rào, làng chài Mũi Né là một ngôi làng đẹp tựa cổ tích với hương vị đặc trưng của miền biển.
Sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị của một làng chài ven biển, làng chài Mũi Né với bãi cát trắng mịn trải dài, nước biển trong xanh êm ái mang lại cho du khách một cảm giác thanh bình, yên ả mỗi khi đặt chân tới nơi đây.


Nhìn từ trên cao, cả một bờ biển trải dài với hàng trăm tàu bè neo đậu đan xen với những chiếc thuyền thúng mang sắc xanh đặc trưng của biển cả. Mỗi sáng sớm vừa lên, không khí nơi đây trở nên nhộn nhịp bởi những tàu ghe, thuyền bè thi nhau cập bến, người dân hối hả trao đổi từng mẻ cá, tôm.
Vào mỗi thời điểm trong ngày, nơi đây lại mang một màu sắc riêng của cuộc sống miền biển. Bình minh làng chài đầy sức sống với những hừng sáng lung linh trên mặt biển, hoàng hôn buông xuống với những ánh nắng khuất dần đầy mơ màng, nên thơ, tất cả tạo nên khung cảnh của một ngôi làng đẹp tựa cổ tích khiến du khách say mê quên lối về.
Làng chài Cửa Vạn – Quảng Ninh
Thuộc địa phận xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, làng chài Cửa Vạn tựa như một “ốc đảo nhỏ” với những ngôi nhà bè nhiều màu sắc nổi trên mặt nước được vây xung quanh bởi những ngọn núi đá vôi đặc trưng của vịnh Hạ Long. Năm 2012, nơi đây từng được bình chọn là một trong 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới.


Tới với làng chài Cửa Vạn, du khách sẽ được cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống của cư dân miền biển nơi đây. Cách xa những ồn ào của chốn đô thị, cuộc sống nơi đây êm ả với những chiếc thuyền, chiếc mủng đậm hương vị của biển, vài đứa trẻ làn da sạm nắng dáng người nhỏ nhắn mà cũng đã biết cầm lái mái chèo thuần thục. Những phong cảnh vô cùng lãng mạn này luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi tới với làng chài Cửa Vạn.
Mỗi khi chiều tà, ngư dân nơi đây lại thong thả xuôi mái chèo để buông lưới bắt cá. Cuộc sống cứ như vậy, đơn sơ, mộc mạc và giản dị. Dù cho có khó khăn vất vả, nhưng họ vẫn luôn vui vẻ và cố gắng mỗi ngày. Chỉ thế thôi cũng đủ để chúng ta thêm yêu và thương ngôi làng nhỏ bé xinh đẹp này.
Nếu yêu thích xứ sở thần tiên với những câu chuyện cổ nhiệm màu, hãy đến với 5 ngôi làng đẹp như tranh vẽ của Việt Nam trên đây để tận hưởng không gian yên bình và khám phá những nét kiến trúc tuyệt đẹp trường tồn với thời gian.
Làng Pơ mu (Sơn La)
Làng Pơ Mu là một ngôi làng nhỏ Ngọc Chiến – Mường La – Sơn La. Làng Pơ Mu nằm riêng giữa núi đồi, đón du khách ghé đến bằng cảnh đẹp mơ màng, ẩn chứa những nét cổ kính để cho du khách ghé đến đều không nỡ quay đi. Khám phá làng Pơ Mu là du khách cũng đang được khám phá một bản làng ở cao nhất huyện Mường La, đi từ trung tâm thành phố Sơn La cách 80km về hướng Đông Bắc. Đến với Sơn La, thông thường du khách sẽ lựa chọn những điểm du lịch vốn nổi tiếng như Mộc Châu để tham quan ngắm cảnh. Còn nếu bạn mong muốn có những trải nghiệm mới thì nên thử sức khám phá làng Pơ Mu, thế nhưng đường đến với Pơ Mu không dễ dàng, tuy vậy nếu bạn vượt qua được những cung đường khúc khuỷu, những ngọn núi cao thì đến được với Pơ Mu bạn sẽ không bao giờ hối hận với công sức đã bỏ ra. Làng Pơ Mu khó đến được, chính vì thế nên ở nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa cổ kính xa xưa mà chưa bị mất “chất”, khung cảnh cứ ngỡ như là trong truyện cổ tích.


Làng Pơ Mu có độ cao 1800m so với mực nước biển, chính nhờ độ cao đó mà khi khám phá làng Pơ Mu bạn có thể yên tâm rằng khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm giúp bạn có được những chuyến du lịch trải nghiệm. Đến du lịch, khám phá làng Pơ Mu bạn có thể đến bất cứ thời điểm nào trong năm, cùng với khí hậu mát mẻ đó chính là không khí trong lành, không khói bụi mà được ẩn trong những lớp sương mù tinh nguyên. Vừa đặt chân đến Ngọc Chiến, bạn sẽ nhìn thấy được trọn vẹn khung cảnh làng Pơ Mu thơ mộng và xinh đẹp bởi những ngôi nhà gỗ. Điểm đặc biệt khiến cho làng Pơ Mu khác so với những bản làng khác đó chính là việc ở Pơ Mu dù còn rất nhiều hộ nghèo nhưng tất cả nhà đều được làm từ gỗ quý Pơ Mu. Du khách sẽ không khỏi trầm trồ và ngạc nhiên khi khám phá làng Pơ Mu bởi hiện nơi đây có hơn 1000 ngôi nhà làm hoàn toàn từ gỗ pơ mu quý hiếm. Người dân Pơ Mu sẽ cho bạn biết được rằng để làm được một ngôi nhà từ gỗ pơ mu phải trải qua quá trình khó khăn như thế nào trong việc chọn gỗ, chọn từ gốc đến ngọn. Và để có được một làng Pơ Mu nên thơ như hiện đại là cả một quá trình xây dựng của con người Pơ Mu.

Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế)
Làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Theo một số tài liệu lịch sử có ghi chép lại thì ngôi làng này được hình thành từ thế kỷ 15, gần sát với thời điểm nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang cõi đất về phương Nam. Thời gian đầu ngôi làng này có tên là Phúc Giang, với Giang ý chỉ một vùng sông nước, Phúc trong phúc lộc, phúc đức. Dưới thời Tây Sơn, tên ngôi làng được đổi thành Hoàng Giang, để tưởng nhớ công ơn khai phá, xây dựng làng của dòng họ Hoàng. Khi tới thời vua Gia Long, một lần nữa ngôi làng này được đổi tên thành Phước Tích, với mong muốn người dân trong làng sẽ tích được nhiều phúc đức để lại cho đời sau.


Đúng như ý nghĩa tên gọi của ngôi làng, các thế hệ người dân ở đây đều tiếp nối truyền thống của cha ông để lại. Từ đời này sang đời khác họ vẫn hăng sang lao động, miệt mài sáng tạo để làm nên những giá trị to lớn cho làng quê. Những kiến trúc cổ độc đáo, những nét văn hóa dòng họ, làng xóm, làng nghề đã tạo nên một nét đẹp văn hóa làng quê đậm nét của miền Trung. Điều khiến làng Phước Tích Huế trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết đó chính là hệ thống những không gian nhà cổ, những ngôi nhà vườn truyền thống từ thời xưa, được sắp xếp theo dạng ba xóm gắn kết với nhau. Hiện nay, trong làng có khoảng 117 hộ dân, với gần 30 nhà cổ, gồm 10 nhà thờ, còn lại phần đa là những ngôi nhà rường đặc trưng của Huế, được thiết kế theo lối 3 gian 2 chái. Trong đó có tới 12 ngôi nhà rường được xếp hạng có giá trị đặc biệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *